Đó là tình trạng mà Free Fire: Battle Royale, tựa game mobile bắn súng thể loại đấu trường sinh tử của studio Việt Nam, cùng người chơi đang gặp phải trong suốt tuần vừa qua.
Rất nhiều người chơi Free Fiređã bày tỏ sự bức xúc khi nạn hack, gian lận đang bủa vây tựa game mới chỉ xuất hiện trên Google Play vào ngày 27/9 vừa qua. Họ cho rằng, mình đã gặp phải những đối thủ quá “ảo diệu” với khả năng chém dao từ rất xa, chạy cực nhanh và biết gây sát thương ở góc lag…khiến họ chẳng thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra khi tham gia những trận chiến sinh tồn.
Nhiều người chơi thường chọn vị trí gần cần cẩu để nhảy dù bởi đây là góc lag, họ sẽ không thể bị kẻ địch tấn công
Một mình một game?!
Một người chơi bị kẹt cứng ngay sau khi nhảy dù từ máy bay và bị cố định cho tới khi kết thúc trận đấu
Một người chơi không rõ lý do vẫn đang lơ lửng trên không khi máy bay đã vượt qua khỏi phạm vi của hòn đảo hoang
Để đối phó với vấn đề này, nhà phát triển của Free Fiređã phát ra thông báo trừng phạt nạn hack/mod bằng cách ban vĩnh viễn các thiết bị của người chơi gian lận khi phiên bản chính thức ra mắt.
“Điều này có nghĩa là dù sử dụng tài khoản nào đi nữa, thiết bị đó cũng không thể chơi được game nữa”, 111dots Studio viết trên trang fanpage Facebook chính thức của Free Fire. Nhóm phát triển cho biết, động thái này “để góp phần xây dựng một cộng đồng lành mạnh và (người chơi) cùng có những giây phút giải trí thực sự không bị ức chế.”
Khi mà Free Firechưa có tính năng báo cáo hack/mod và 111dots Studio cũng chưa công bố cách thức phát hiện người chơi gian lận in-game thì một vấn đề lớn không kém cũng đã xuất hiện: Lỗi/Bug.
Nhiều người chơi Free Firephản hồi, kể từ đợt Update gần đây nhất vào ngày 03/10, trò chơi xuất hiện nhiều lỗi hơn trước. Cụ thể, màn hình hiển thị sẽ tối đi ngay khi người chơi lên máy bay chuẩn bị nhảy dù, nhiều góc lag xuất hiện hơn khiến bạn bị kẹt cứng tại đó mà không thể di chuyển được…
Bên cạnh những bug mới phát sinh, Free Fire vẫn chưa thể khắc phục được những lỗi đã tồn tại từ trước đó, đáng kế nhất là việc người chơi không thể nhặt trang bị (dù ba lô vẫn còn rất nhiều chỗ trống) hay nhìn xuyên tường…
Ba lô còn tới 93% khoảng trống, nhưng người chơi này lại không thể nhặt được hai hòm đồ ở ngay dưới chân
111dots Studio hiện vẫn chưa công bố thời điểm phát hành phiên bản chính thức của Free Fire. Nhưng có thể người chơi sẽ phải chờ đợi rất lâu nữa khi mà đội ngũ phát triển đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề.
Có lẽ người chơi Free Firegiờ chỉ có thể hy vọng bảng xếp hạng, tính năng tùy biến diện mạo nhân vật, bổ sung giới tính nữ - những cập nhật đã được 111dots Studio hứa hẹn ra mát từ trước đó – sẽ sớm xuất hiện trong thời gian sớm nhất.
Ba Chấm
" alt=""/>Hack & bug bủa vây tựa game mobile battle royale Việt NamTheo thông tin mới nhất từ trang Bloomberg, Tòa án tối cao của Mỹ đang xem xét để cho phép một vụ kiện chống độc quyền, cáo buộc Apple trong việc thu về 30% doanh số bán ứng dụng từ các nhà phát triển ứng dụng trên App Store.
Phía nguyên đơn là người tiêu dùng cho rằng Apple đã vi phạm luật chống độc quyền, gây thiệt hại cho người dùng bởi họ trả tiền hoa hồng cho các nhà phát triển cao hơn thế thông qua giá các ứng dụng mà Apple đưa ra.
Còn Apple lại yêu cầu tòa án tối cao nên bác bỏ vụ kiện này bởi công ty khẳng định chính sách của mình không vi phạm và việc đứng về phía người tiêu dùng như trong chỉ trích của bên nguyên sẽ "đe dọa sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử". Nếu vụ kiện được chấp thuận, Apple có thể phải trả tiền phạt lên tới hàng trăm triệu USD.
Đã có rất nhiều lập luận được đưa ra từ các thành viên Tòa án cũng như luật sư phía Apple nhằm đi đến quyết định cuối cùng về vụ kiện.
Sonia Sotomayor - thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ cho biết: "Chính khách hàng mới là người trả 30% với bên tạo ra ứng dụng chứ không phải với Apple tại cửa hàng trực tuyến, trong khi Apple lại được nhận doanh thu này". Phản biện lại điều này, luật sư Daniel Wall của Apple cho biết:
" alt=""/>Apple sẽ phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền trên App Store?Muốn an toàn, chúng ta phải tự bảo vệ chính mình
Tại buổi tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng vừa tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chích sách đã trao đổi, phân tích, thảo luận về xu thế kinh tế số, vấn đề an ninh, an toàn thông tin và chính sách an ninh mạng tại Việt Nam. Trong đó, quyền riêng tư là một chủ đề quan trọng khi nhắc tới nền kinh tế số.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang & Cộng sự, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): “Khi làm chính sách, mục tiêu là các đối tượng bị tác động bởi chính sách. Tuy vậy chúng ta cần quan tâm đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp, quyền tự do ngôn luận, quyền tài sản và quyền riêng tư của người dùng, cần phải cân đối hài hoà những điều này trong các đạo luật”.
Các chuyên gia cùng trao đổi những vấn đề quan trọng liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước câu hỏi về biện pháp bảo vệ khi người dùng bị xuyên tạc đời tư, nói xấu, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, việc tăng chế tài xử phạt không phải là biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề xâm phạm đời tư.
Theo ông Lập, khi nói về quyền riêng tư cũng có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau, điều này không được quy định trong luật. Vị luật sư này cũng cho rằng: “Nếu muốn khởi kiện về hành vi xâm phạm đời tư, việc cần thiết là phải tìm ra bằng chứng, tuy nhiên điều này vô cùng khó. Có bằng chứng rồi lại phải đánh giá bằng chứng đó có hợp pháp hay không. Chính bởi sự phức tạp như vậy, trước vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân, tự người dùng phải biết cách bảo vệ quyền riêng tư của mình trước”.
Cần một thiết chế bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “An toàn thông tin đối với an ninh quốc gia và an toàn thông tin đối với quyền riêng tư người dùng đều quan trọng như nhau. Nếu một quốc gia muốn tồn tại thì các điều luật của quốc gia phải có tính cân đối”.
“Kinh tế số nếu muốn phát triển được thì phải có an ninh quốc gia. Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân lại giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn và đất nước trở nên hùng mạnh. Chính vì vậy, sự cân đối là rất quan trọng”, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Theo ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Ảnh: Trọng Đạt |
Khi được hỏi về vấn đề quyền riêng tư, ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) cho rằng, người dùng cần hiểu tham gia vào thời đại số tức đòi hỏi phải có sự đánh đổi, giữa quyền riêng tư và lợi ích từ các dịch vụ.
“Chúng ta sẵn sàng chia sẻ thông tin việc mình vừa đi trên đường, đổi lại sẽ nhận được các thông tin khuyến mãi từ những cửa hàng quanh đó. Tham gia vào cuộc chơi này cần phải chấp nhận việc đánh đổi. Mọi thứ đều có giá của nó cả", ông Triệu Trần Đức cho biết.
Người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Theo ông Đức, các giải pháp công nghệ để đảm bảo quyền riêng tư đều chỉ mang tính tương đối.
Vị Tổng giám đốc CMC Infosec cũng cho rằng không nên thu phí doanh nghiệp với quyền truy cập dữ liệu người dùng của một quốc gia. Chỉ nên duy trì một mức lệ phí nho nhỏ để đóng góp cho việc vận hành hệ thống.
Trước vấn đề về quyền riêng tư, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông (IPS) cho rằng, trong xu thế sát nhập của các doanh nghiệp thương mại điện tử, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề về quyền sở hữu dữ liệu cá nhân người dùng.
Theo quy định của pháp luật, dữ liệu chỉ có thể được mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên. Tuy vậy, nếu một thương vụ sát nhập xảy ra, sẽ xuất hiện điểm tranh chấp về pháp lý trong câu chuyện này. Chính vì thế, ông Đồng cho rằng Việt Nam cần có một thiết chế trung gian để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cá nhân.
Trọng Đạt - Đỗ Vân Anh - Minh Thuý
Trước đây, phải mất khoảng 20 năm để hình thành nên một doanh nghiệp tỷ USD, hiện tại chỉ mất 1-1,5 năm để đạt tới con số này, quan trọng là các doanh nghiệp phải làm chủ được về vấn đề công nghệ.
" alt=""/>Người dùng Internet cần biết tự bảo vệ quyền riêng tư